Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh có diện
tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Bắc Ninh
tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang.
Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninh nằm
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía đông bắc. phía tây và tây nam giáp thủ
đô Hà Nội, Phía bắc giáp
tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp
tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm
trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh giàu văn hóa và nổi tiếng
về dân ca quan họ Bắc Ninh. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Đây là mảnh đất địa linh nhân
kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Hiện nay trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong
đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn như: hội chùa
Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho. Con người Bắc Ninh mang trong
mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay
khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng,
trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... đặc biệt là những làn điệu
dân ca quan họ trữ tình nổi tiếng trong và ngoài nước
Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường
bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc
lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các
trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với
cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc
lộ đến với mọi miền trong cả nước.
Tỉnh có đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A chạy xuyên qua. Từ thành phố Bắc Ninh theo quốc lộ 38 tới Cẩm Giàng (Hải Dương). Thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội hơn 30km, Bắc Giang 20km, theo quốc lộ 1A.
Tỉnh có đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A chạy xuyên qua. Từ thành phố Bắc Ninh theo quốc lộ 38 tới Cẩm Giàng (Hải Dương). Thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội hơn 30km, Bắc Giang 20km, theo quốc lộ 1A.
Các điểm
đến du lịch tại Bắc Ninh
1. Làng
Đình Bảng
Đến với Bắc Ninh, khách du lịch nên ghé thăm Đình
Bảng đó là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng (xưa là làng Cổ Pháp hay tên Nôm
là làng Báng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, thờ các vị
thành hoàng gồm Cao Sơn Đại vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần Nước) và
Bách Lệ Đại vương (thần Đất) đồng thời thờ sáu vị có công lập lại làng vào thế
kỷ 15. Đình Bảng là một trong
những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay
2. Chùa Dâu
Chùa Dâu tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng
tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự. Nơi đây là trung tâm thành cổ Luy
Lâu từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.
Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là
ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa
Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ
thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ
Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên gọi là chùa Pháp Vân và
nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với
truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.
3. Chùa Bút Tháp
Nằm tọa lạc ở thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh; Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê
theo kiểu "nội công ngoại quốc", với bố cục gọn gàng và rất sinh động
và là một ngôi chùa được tu tạo vào thời nở rộ của những kiến trúc "trăm
gian", chùa có quy mô bề thế so với những ngôi chùa cùng thời và hết sức nổi bật
trên hai loại chất liệu là gỗ và đá được thể hiện ở trên các chi tiết kiến trúc
cũng như trên đồ thờ.
Chùa có nhiều tháp, nổi tiếng nhất là tháp Báo
Nghiêm cao 13m bằng đá, tám mặt và còn được gọi là Tháp Bút nên chùa có tên là
Bút Tháp. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người
thợ Việt Nam xưa.
Tượng Phật Bà - Tác phẩm “độc nhất vô nhị” có kích
thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, đường kính vành tay 2,24m, có 11 đầu chia làm 4
tầng, 42 bàn tay và 958 tay nhỏ. Điều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo
hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen
Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí
sóng nước sống động như một thuỷ cung (Tượng do ông họ Trương làm xong vào ngày
tốt mùa thu năm Bính Dần - 1656).
4. Làng Tranh Đông Hồ
Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh
dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng
trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên
bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một
dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho
dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm
lại lột bỏ, dùng tranh mới. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu:
Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo
chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà
Ngoài
các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở
màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp:
người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ
được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét
nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp
thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông
tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với
ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ
trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ
cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa
hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn
và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông
Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.
5. Chùa Phật Tích
Chùa có
tên hiệu là Vạn Phúc, tọa lạc ở sườn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách Hà Nội khoảng 25 km về phía Đông Bắc.
Khởi nguyên của chùa Phật Tích gắn liền với trung tâm Phật giáo Luy Lâu và sự du nhập
của Phật giáo Ấn Độ gắn liền với nhà sư Khâu-Đà-La. Chùa được dựng vào khoảng
thế kỷ VII-X. Đến thời Lý, chùa được đại trùng tu quy mô, trở thành một trung
tâm Phật giáo Việt Nam bấy giờ. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây
tháp và đúc pho tượng mình vàng. Vua còn tự tay viết chữ "Phật" dài 1
trượng 6 thước được khắc vào bia đá.
7. Làng Quan Họ cổ Viêm Xá
Làng quan họ
Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá) nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh. Làng có con sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông
Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn thuỷ hữu tình .Viêm
Xá là làng quan họ gốc và thuỷ tổ của làn điệu dân ca ấy là đức vua Bà hiện
đang được nhân dân thờ phụng tại ngôi đền cũng trên đất Viêm Xá. Ở đây, từ lòng
đất đã tìm ra những di chỉ quý như lười rìu xén tinh xảo, lưỡi dao găm sắc
ngọt, đốc cầm bình củ cầu kỳ, chuỗi hạt ngọc lưu ly huyền ảo.Tại núi Quả Cảm
còn tìm thấy các đồ dùng sinh hoạt của con người thời xưa như bát ăn, những
khuyên tai màu xanh ngà, những chuỗi lưu ly màu xanh ngọc đã chứng tỏ tài thủ
công và trình độ sống một thời của các cư dân từng ở đây.Từ những dấu tích và
huyền thoại, các nhà khoa học đã khẳng định nơi đây quần thể di tích có hệ
thống khá dày đặc. Các di chỉ do kết quả khảo cổ đem lại càng khẳng định độ
tuổi đến hơn 2000 năm của làng Viêm Xá cổ kính.
Ngoài những địa danh mình đã nhắc đến ở trên các bạn còn có thể ghé thăm các ngôi chùa cũng rất đẹp khác như : Chùa Cảm Ứng, chùa Linh Ứng, chùa Hàm Long, chùa Bồ Vàng... và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng của Bắc Ninh như: Bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm (Viêm Xá), bánh tro, bánh đúc lạc,bánh phu thê đình Bảng...
P/s: Bài viết có dữ liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet
No comments:
Post a Comment