Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và
phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Dân số tỉnh theo điều tra dân số ngày 01/04/2009
là 294.660 người, là tỉnh ít dân nhất cả nước. Đôi khi tên tỉnh được viết là Bắc
Cạn, tuy nhiên tên Bắc Kạn được coi là chính thức và
tỉnh Bắc Kạn có con dấu khắc chữ "Bắc Kạn" để chỉ đơn vị tỉnh.
Các điểm
đến thú vị của tỉnh Bắc Kạn:
1. Di tích
lịch sử Bản Ca
Bản Ca - xã Bình Trung là nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sống và làm việc trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Người đã ở Bản Ca từ ngày 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947. Ban đầu Người cho dựng lán trại ở đầu suối Bản Ca, sau đó cho dựng thêm một lán nữa ở đồi Khau Phay gần dân trong bản. Hai lán này cách nhau 800m, bên cạnh có lán đặt máy in, máy soạn thảo văn bản và lán của các chiến sĩ bảo vệ.
Người đã ở Bản Ca từ ngày 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947. Ban đầu Người cho dựng lán trại ở đầu suối Bản Ca, sau đó cho dựng thêm một lán nữa ở đồi Khau Phay gần dân trong bản. Hai lán này cách nhau 800m, bên cạnh có lán đặt máy in, máy soạn thảo văn bản và lán của các chiến sĩ bảo vệ.
Hiện nay chứng tích còn lại của khu vực lán Bác
Hồ tại bản Ca chỉ còn lại dấu tích của nền lán cạnh cây cọ già và hai hiện vật
là kiềng nấu ăn cho Người và chiếc áo dạ đen Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn
Trai (cụ Nhuôi). Đầu năm 1990, gia đình cụ Trai đã tặng lại hai hiện vật này
cho bảo tàng Bắc Thái (cũ). Hiện nay hai hiện vật này vẫn được lưu giữ tại bảo
tàng Thái Nguyên.
Ngày 28/6/1996, Bản Ca đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Ngày 28/6/1996, Bản Ca đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
2. Khuổi
Linh
Khuổi Linh - Nơi ở và làm việc của đồng chí
Trường Chinh và văn phòng Trung ương Đảng năm 1950.
Khuổi Linh (thuộc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng và văn phòng Trung ương từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1950. Nơi ở của đồng chí Trường Chinh nằm trên sườn đồi, chỗ làm việc nằm trên đỉnh một mỏm đồi kê sát nơi ở thuộc chân núi Khau Bon. Khu vực văn phòng Trung ương Đảng nằm trên một quả đồi gần nơi ở của đồng chí Trường Chinh. Khu di tích Khuổi Linh ở vào vị trí rất hiểm trở nhưng giao thông lại rất thuận lợi cho việc liên lạc đi các hướng.
Ngày 18/3/1996, Khuổi Linh được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2000, xã Nghĩa Tá được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Khuổi Linh (thuộc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng và văn phòng Trung ương từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1950. Nơi ở của đồng chí Trường Chinh nằm trên sườn đồi, chỗ làm việc nằm trên đỉnh một mỏm đồi kê sát nơi ở thuộc chân núi Khau Bon. Khu vực văn phòng Trung ương Đảng nằm trên một quả đồi gần nơi ở của đồng chí Trường Chinh. Khu di tích Khuổi Linh ở vào vị trí rất hiểm trở nhưng giao thông lại rất thuận lợi cho việc liên lạc đi các hướng.
Ngày 18/3/1996, Khuổi Linh được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2000, xã Nghĩa Tá được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Thác Nà
Đăng
Thuộc xã Lương Thành, huyện Na Rì, là một thác
nước chảy từ đỉnh núi xuống với độ cao trên 100 m tạo nên một cảnh đẹp
thiên nhiên hiếm thấy.
4. Điểm du
lịch Phya Khao
Điểm du lịch Phya Khao thuộc huyện Chợ Đồn, là
nơi có khí hậu ôn hòa, môi trường trong sạch. Độ cao trung bình so với mặt biển
là 800 m, khí hậu ở đây ấm áp về mùa đông và mát về mùa hè. Trước
kia Pháp đã tìm ra địa điểm có khí hậu tuyệt vời này và đã cho xây nhà nghĩ mát
tại đây.
5. Thác Roọm
Thác Roọm thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông,
nằm cách thị xã Bắc Cạn 8 km theo tỉnh lộ Bắc Cạn - Chợ Đồn. Khu thác Roọm bao
gồm một quần thể bãi đá, sông núi rất đẹp hòa với cảnh thiên nhiên của núi
rừng. Thác Roọm là nơi con sông Cầu bị chắn bởi bãi đá lô nhô dài chừng 1 km tạo nên phong cảnh kỳ thú. Hiện nay, sở Thương mại - Du lịch tỉnh
Bắc Cạn đang có quy hoạch thác Roọm thành điểm du lịch phụ cận của khu vực thị
xã Bắc Cạn, biến nơi đây thành khu du lịch cuối tuần với các loại hình vui
chơi, giải trí, thể thao, leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng...
6. Động Hua
Mạ
Động Hua Mạ thuộc khu vực xã Quảng Khê, huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Là một động đẹp quần thể danh thắng Hồ Ba Bể. "Hua Mạ”, tiếng địa phương có nghĩa là đầu ngựa. Từ Hồ Ba Bể, du khách có thể đi bất kỳ phương tiện gì đến động. Từ mặt đường du khách leo núi mất 300 mét là đến hang động. Cửa động rộng 3 mét, cao 5 mét.
Khi bước chân vào hang, ngay lập tức du khách sẽ cảm thấy rất khoan khoái, dễ chịu. Bởi khí hậu nơi đây thật mát mẻ, trong lành. Cùng với sự tác động của khí hậu, cảnh quan trong lòng động Hua Mạ sẽ làm mê lòng du khách. Đó là những nhũ đá muôn hình vạn trạng.
7. Vườn Quốc Gia Ba Bể
Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản
Asean vào cuối năm 2004. Hồ Ba Bể có cảnh quan địa chất độc đáo và đa dạng sinh
học.Vườn quốc gia hồ Ba Bể được công nhận là 1 trong 21 Khu Du lịch Quốc gia
Việt Nam. Khu vực Vườn quốc gia Ba Bể có tổ chức homestay cho khách du lịch
nghỉ với dân. Có rất nhiều nhà dân làm dịch vụ này. Đa số các nhà đều được xây
dựng bằng gỗ, có lầu dùng cho du khách nghỉ ngơi.
Khu hồ Ba Bể còn có một vùng cỏ bằng phẳng rộng lớn bên bờ hồ nơi mà người dân địa phương thường tổ chức giao lưu các dân tộc hàng năm từ mùng 8 đến 11 tháng Giêng âm lịch sau Tết Nguyên đán. Những ngày này có hội chọi bò, chọi trâu,… các trò chơi dân gian, múa hát của các dân tộc và người Kinh trong vùng.
8. Động Nàng Tiên- Na Rỳ
Động Nàng Tiên nằm trong núi Phja Trạng, thuộc xã
Lương Hạ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đây là một hang đá tự nhiên có từ lâu đời
và đã được Bộ văn hóa- Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1999.
Nhìn từ xa, động như một thiếu nữ đang nằm ngủ, còn bên trong động lại lung
linh huyền ảo bởi những mảng thạch nhũ.
Động Nàng Tiên là một hang đá tự nhiên. Động ăn sâu xuống lòng núi khoảng 60m, cửa động cao 6m, rộng 6m, khẩu độ cao của động từ 30-50m. Từ cửa hang vào trong động du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp do các nhũ đá, cột đá và măng đá tạo nên. Cảnh buồn tiên nữ, cảnh rồng bay, phượng múa bằng các nhũ đá huyền ảo lung linh ánh bạc thật hấp dẫn.
Những thửa ruộng bậc thang có dòng nước mát chảy xung quanh gọi là ruộng tiên, suối tiên trông thật thích mắt. Xung quanh động là những hang ngách nhỏ có chiều dài từ chục mét đến hàng nghìn mét, có một số đường ngách thông ra sườn núi làm cho động Nàng Tiên huyền bí và thơ mộng.
9. Thác Nà Khoang
Thác Nà Khoang nằm cách trung tâm thị trấn Nà
Phặc, huyện Ngân Sơn khoảng 6 km. Thác nằm ở chân Đèo Gió, cạnh quốc lộ 3 và
khu vực thác có diện tích khoảng 12 ha. Thác Nà Khoang là nơi hợp thành của 2
con suối lớn, suối Nà Đeng chảy qua khe núi Lũng Chang, một con suối nhỏ bắt
nguồn từ đỉnh núi Phia Sliểng chảy từ hướng Tây Nam xuống khoảng 88 m thì hợp
thủy với dòng suối Nà Đeng, với độ dốc lớn đã tạo thành hệ thống thác 4 tầng
dài khoảng 600m, chiều rộng trung bình 15m, sau đó chảy xuống suối Bản Mạch. Phía
trên thác còn có một hồ nước nhỏ trong xanh có thể sử dụng làm nơi bơi lội.
10. Khu di tích lịch sử ATK
– Chợ Đồn
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, cùng với các huyện Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên), Sơn Dương, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), huyện Chợ Đồn nhận nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng: Được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn là An toàn khu của cuộc kháng chiến.
P/s: Bài sưu tầm
No comments:
Post a Comment