Quốc gia Việt Nam
nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông nam châu Á.
Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này, và có hình dạng
chữ S. Việt Nam có biên giới đất liền phía Bắc giáp với Trung Quốc (1.281 km), phía Tây giáp với Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km), bờ biển dài
3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện
tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn
4.200 km² biển nội thủy,
với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được
Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².
Địa hình Việt Nam
rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng tây bắc, đông bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng,
trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%,
và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng,đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm
ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng,
miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng,
thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm
17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa,
từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9,
và mùa khô,
từ giữa tháng 10 đến
giữatháng 4)
và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông),
còn miền trung có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm dọc theo bờ
biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều
yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm,
lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm
và nhiệt độ từ
5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.
Về tài nguyên đất,
Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,... Về tài nguyên
biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với
hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây,
Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.
Việt Nam có 54 dân
tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước.
Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần
86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu
số, trừ người Hoa,người Chăm và người Khmer phần
lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu
số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu
người. Các dân tộcBrâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài
trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam
từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài
trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Trong số các dân tộc này, người Hoa và người Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân
số giảm trong giai đoạn 1999-2009. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích
đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số.
Theo điều tra
của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến
ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên toàn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố
ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu
người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng
18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng
17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với
khoảng 5,1 triệu người. Theo số liệu ước tính của The World Factbook do CIA công bố thì vào
tháng 7 năm 2011, dân số Việt Nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14 trên thế
giới (Ethiopia vượt
lên vị trí 13).
Cũng theo cuộc điều
tra thì Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6% sống ở khu
vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu
vực nông thôn. Về tỷ số giới tính trung bình hiện
nay là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102 nam/100 nữ
và vùng thấp nhất là đông nam Bộ với 95 nam/100 nữ
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc
và Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam
Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam
được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam
được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào năm 1986, Việt
Nam tiến hành một số cải cách về kinh tế gọi là đổi mới,
mở đưa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với quốc tế.Việt Nam đã thiết lập mối
quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với
trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Phong trào không liên kết và nhiều tổ
chức quốc tế, khu vực khác ... Việt Nam là một trong những nước có mức
tăng trưởng nhanh nhất thế giới,và theo Citigroup,
mức tăng trưởng cao này sẽ còn tiếp tục phát triển. Việt Nam đứng thứ 11
trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh
nhất trên thế giới. Với những sự đổi mới kinh tế thành công đã dẫn
đường cho Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm
2007. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề như lạm phát, mức lương
bình quân đầu người không cân bằng rất cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn kém
và sự không cân bằng giới tính.
Các ngày lễ chính
Ngày 2 tháng 9:
Ngày quốc khánh
Ngày 1 tháng 1: Tết
dương lịch
Ngày 30 tháng 4:
Ngày thống nhất đất nước
Ngày 1 tháng 5:
Ngày quốc tế lao động
Ngày 10 tháng 3 (
Tính theo âm lịch): Ngày giỗ tổ Hùng Vương
Ngày 30 tháng 12
(Tính theo âm lịch): Tết nguyên đán
No comments:
Post a Comment