Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội. Bắc
Giang giáp với nhiều Tỉnh thành, phía
bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. Tỉnh
lỵ là thành phố Bắc Giang, cách
trung tâm thủ đô Hà Nội 51 km.
Các điểm đến du lịch tại
tỉnh Bắc Giang:
1. Thành cổ Xương Giang
Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang.
Năm 1407, giặc Minh cho đắp thành này. Tuy hiện nay thành đặt ở
vùng bằng phẳng nhưng ngày xưa, nó là ở vị trí hiểm yếu với hệ thống sông con,
đầm lầy, rộc trũng bao quanh. Do địa thế hiểm yếu, nên năm 1427, nghĩa quân Lam
Sơn Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn phải vây đánh 9 tháng mới hạ được thành. Để kỷ
niệm chiến thắng lịch sử này, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội kéo dài
trong 2 ngày mùng 6 và mùng 7 tháng giêng.
Do sự tác động của lịch sử, thời gian và con người, ngôi thành
hiện không còn nguyên vẹn mà chỉ còn những dấu tích. Từ các dấu tích ấy, có thể
nhận thấy thành hình chữ nhật, rộng 27ha, có 4 cửa và được bao quanh bởi hào
nước rộng.
Khi đến thành, khám phá từng ngóc ngách, chúng
ta sẽ nhận ra những dấu ấn riêng biệt của ngôi thành như tại góc thành Tây Bắc
vẫn còn cả tấm bia đá xanh nguyên vẹn, trên trán bia đề các chữ Hán "Xương
Giang cổ thành bi ký"
2. Vườn tháp chùa Bổ Đà
Chùa Bổ Đà (Tứ Ân tự) còn
có tên là chùa Quán Âm nằm và thường được người dân trong vùng gọi tắt là chùa
Bổ. Chùa nằm ở phía Bắc chân núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên
Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa Bổ Đà là di tích lịch sử - văn hoá
tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang, một trong những trung tâm Phật giáo lớn của
tỉnh.“Bắc Bổ Đà, nam Hương Tích". Đó là câu phương ngôn lưu truyền trong
dân gian ngợi ca hai danh lam cổ tự thuộc Phật phái Lâm Tế, một dòng Thiền có
ảnh hưởng rộng rãi nhất ở mọi miền tổ quốc Việt Nam.
Ở xứ Kinh Bắc, có hai chốn
tùng lâm sớm ảnh hưởng và tiếp nhận dòng Lâm Tế là chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang và chùa Bảo Quang (còn gọi là chùa Bách Tháp) ở huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh. Hai sơn môn này đều được phát triển từ nửa đầu thế kỷ 18 và là
nơi được nhiều tăng ni thuộc phái Lâm Tế ở miền Bắc nước ta trọn làm nơi an
nghỉ vĩnh hằng. Chính vì thế, hai ngôi chùa này là hai danh lam cổ tự có vườn
tháp nhiều ngôi nhất nước ta. Tuy nhiên, do hai cuộc chiến tranh chống ngoại
xâm, nhiều ngôi tháp chùa Bảo Quang (tức chùa Bách Tháp) bị mai một nay chỉ còn
mấy chục ngôi... Trong khi đó, vườn tháp chùa Bổ Đà vẫn còn nguyên vẹn, và nay
trở thành vườn tháp cổ và có qui mô rộng lớn.
Vườn tháp chùa Bổ Đà nơi
tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các tăng ni dòng thiền Lâm Tế nằm ở
bên trái khu Nội tự và Vườn chùa. Đó là bãi đất nằm nghiêng theo độ cao của núi
Bổ Đà có diện tích gần 8.000m2. Bao quanh vườn tháp nhà chùa đã dùng đá núi,
gạch chỉ và đất tạo nên bức trường để giữ gìn yên tĩnh giấc ngủ ngàn thu cho
các những nhà tu hành đắc đạo.
3. Suối Mỡ
Đến hẹn lại lên, hàng năm
cứ vào ngày 30 tháng 3 đến ngày mồng 2 tháng 4 âm lịch, du khách khắp nơi lại
nô nức, tưng bừng đổ về xã Nghĩa Phương huyện Lục Nam để chảy hội Suối Mỡ. Lễ
hội Suối Mỡ là nét văn hóa truyền thống nổi bật trên mảnh đất của huyện Lục Nam
nói riêng và của Bắc Giang nói chung. Lễ hội thể hiện đạo lý uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân
tộc.
Lễ hội Suối Mỡ xuất phát từ
nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong vùng. Bởi lẽ dọc theo bờ
Suối Mỡ có 3 ngôi đền cổ là đền thượng Thượng, đền Trung Trung, đền Hạ, đều thờ
nàng công chúa Quế Mị Nương. Dân gian tương truyền Quế Mị Nương là con
gái của vua Hùng Định Vương thứ IX, nàng là người đẹp nết na, thùy mị, nhân hậu
yêu thương con người, yêu phong cảnh thiên nhiên. Khi đến vùng đất này du ngoạn
thấy phong cảnh đẹp quyến rũ nhưng đất đai thì khô hạn, người dân nghèo
đói, nàng đã quyết tâm bỏ lại đằng sau cuộc sống của kinh thành tráng lệ ở lại
giúp nhân dân, khơi dòng nước mát mang nước tưới về cho đồng ruộng. Từ đó trở
đi đất đai trở nên màu mỡ, người người no ấm. Nhân dân nhớ ơn bà đã lập đền thờ
và suy tôn bà là Thượng Ngàn Thánh Mẫu. Hàng năm để tỏ lòng biết ơn tưởng nhớ
đến công lao to lớn của bà, nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức lễ
hội Suối Mỡ. Lễ hội diễn ra vào 2 ngày chính từ 30/3-01/4 âm
lịch, lễ hội tập trung chủ yếu tại 3 ngôi đền và quanh khu vực khu
du lịch sinh thái Suối Mỡ.
4. Khu du lịch Khuôn Thần
Từ Bắc Giang đi ngược lên vùng Đông Bắc 40km (phố Chũ) rồi rẽ trái
10km là tới khu du lịch Khuôn Thần thuộc địa phận huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang.
Khu du lịch có 2 điểm nhấn là hồ và rừng Khuôn Thần. Hồ Khuôn Thần
rộng 240ha, lòng hồ có 5 đảo nhỏ được trồng thông xanh có tuổi từ 15-20 năm. Hồ
thích hợp cho việc dạo chơi trên hồ, câu cá…
Rừng Khuôn Thần rộng khoảng 700ha, trong đó rừng tự nhiên là
300ha, rừng thông 400ha. Xung quanh khu du lịch Khuôn Thần là vườn cây đặc sản:
vải Thái Lan, vải thiều, hồng, na… Du khách đến đây có thể cắm trại, thưởng
thức mật ong, rượu tắc kè, hạt dẻ… hay tham dự các buổi sinh hoạt văn hóa với
dân địa phương.
5.Chùa Đức La
Chùa Đức La hay còn có tên chùa Vĩnh Nghiêm, là một trung tâm Phật
giáo từ thời Trần thuộc thiền phái Trúc Lâm. Chùa nằm trên một quả đồi thấp,
sau lưng là dãy núi Cô Tiên, thuộc xã Trí Yên huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm có từ đầu thời Lý Thái Tổ
(1010-1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự. Thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) do
có nhiều vị cao tăng tu hành nên chùa được tu tạo nguy nga, tráng lệ. Khi vua
Trần Nhân Tông (1258-1308), từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đến chùa Vĩnh
Nghiêm, chùa Ngoạ Vân (Yên Tử) thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng
lập lên phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam. Hương Vân cùng hai đệ tử Pháp
Loa, Huyền Quang sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền tông Việt Nam gọi là Tam Tổ.
Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha,
bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục,
hướng đông nam gồm 4 khối: toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất,
gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Mở đầu là cổng tam quan
xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là bái đường (chùa Hộ).
6. Rừng nguyên sinh Khe Rỗ
Cách Hà Nội 120 km về phía đông bắc, rừng nguyên sinh Khe Rỗ thuộc
xã An Lạc, huyện Sơn Động là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho vùng Đông Bắc
Việt Nam.
Rừng Khe Rỗ có hệ thống động thực vật phong phú và là khu rừng cấm
nguyên sinh còn giữ được vẻ hoang sơ thích hợp với những du khách thích khám
phá hay nghiên cứu. Đặc biệt, địa danh này sở hữu hai con suối lớn và rất đẹp.
Một là suối nước Vàng quanh năm như mật ong, những viên đá nổi lên đủ màu sắc,
kích cỡ; một là Khe Đin chảy dài với những đoạn thác cao đến 3, 4 tầng mỗi tầng
khoảng 30-40m.
Có hai cách để khám phá Khe Rỗ. Một là xin nghỉ đêm ở trạm kiểm
lâm, rồi vào bản, mua gà, rượu, rau, ra suối vừa câu cá, vừa tận hưởng thiên
nhiên trong lành, vừa ngắm những tán rừng rậm rập, ghềnh đá vừa khề khà tâm sự.
Trekking với những đoạn băng suối, lội đèo, dốc hay nghe mùi ngai ngái của cỏ
lẫn trong không khí, tận hưởng bữa cơm nấu vội trong rừng, cái lạnh của núi,
sương sớm là phương án thứ hai dành cho các bạn trẻ thích mạo hiểm.
P/s: Bài viết dùng những tư liệu và hình ảnh được sưu tầm
No comments:
Post a Comment